Thanh Hóa: Thoát nghèo nhờ trồng rừng kết hợp chăn nuôi

Thanh Hóa: Thoát nghèo nhờ trồng rừng kết hợp chăn nuôi

ý kiến của bạn

hờ chịu khó, biết khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai, gia đình anh Lò Văn Năm ở bản Giàng, xã Yên Khương (Lang Chánh) đã xây dựng thành công mô hình trồng rừng, kết hợp chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Năm luôn bị cái đói nghèo đeo bám, do thiếu kiến thức làm ăn cũng như thiếu vốn sản xuất. Được tham gia các lớp tập huấn tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do hội nông dân xã và huyện tổ chức, anh Năm đã nỗ lực học hỏi, đồng thời cập nhật, khai thác thêm thông tin trên báo, đài, để vươn lên thoát nghèo. Sau khi được Hội Nông dân xã Yên Khương tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn để phát triển kinh tế, gia đình anh đã đầu tư cải tạo 4 ha đất rừng trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây vầu đắng. Đây là loại cây thương phẩm có giá trị kinh tế cao, không mất nhiều công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn ngày. Cây vầu được các cơ sở, doanh nghiệp chế biến lâm sản trong và ngoài xã thu mua với giá ổn định. Dưới tán rừng, anh đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi 12 con bò và đàn gà, vịt. Để có sẵn nguồn thức ăn an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, anh đã trồng thêm cỏ voi, ngô, sắn nên không phải mất tiền mua.

Nhờ phát triển hiệu quả mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi, trung bình mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng. Từ mô hình kinh tế này, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá hơn, xây dựng được ngôi nhà khang trang, mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt, con cái có điều kiện học hành.

Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Năm còn là hội viên nông dân gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ người dân địa phương trong phát triển kinh tế đồi, rừng.

Có thể nói, mô hình kinh tế trồng rừng kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Lò Văn Năm là một điển hình trong việc thay đổi tập quán khai thác rừng đáng được người dân học tập và nhân rộng trên địa bàn xã biên giới Yên Khương.

Thực hiện: Tiến DũngNguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng