Góp ý     Thời tiết     Hỏi đáp  
Tây Ninh: Chủ động phòng, chống dịch bệnh, tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi

Tây Ninh: Chủ động phòng, chống dịch bệnh, tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi

ý kiến của bạn

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển. Ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường.

Ước tính tổng đàn gia súc và gia cầm trên 10.404.000 con, gồm: 9.300 con trâu, 97.000 con bò (bằng 96% so cùng kỳ năm trước) và 398.000 con heo (bằng 159,2% so cùng kỳ); đàn gia cầm có 9.900.000 con, so cùng kỳ năm trước ước tăng 8,8%. Tổng sản lượng thịt hơi các loại 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh ta là 74.190 tấn, đạt 49,6% kế hoạch và tăng 25,5% so cùng kỳ năm 2023.

Toàn tỉnh hiện có 462 trang trại chăn nuôi gia súc, gồm: 121 trang trại chăn nuôi heo, với tổng đàn 337.251 con, chiếm 89,8% tổng đàn heo của tỉnh; 55 trang trại chăn nuôi trâu với 1.412 con, chiếm 14,9% tổng đàn trâu; 286 trang trại chăn nuôi bò với 15.981 con, chiếm 16,1% tổng đàn bò và 116 trang trại chăn nuôi gia cầm, trong đó: 80 trang trại gà với 8.005.782 con chiếm 90,9% tổng đàn gà và 36 trang trại vịt với 196.500 con chiếm 38,2% tổng đàn vịt.

Về công tác thẩm định và duy trì cơ sở an toàn dịch bệnh, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận mới cho 4 cơ sở chăn nuôi gà, 2 cơ sở chăn nuôi heo, đồng thời, huyện Tân Châu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 2 huyện Dương Minh Châu, Tân Châu được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà; 71 cơ sở chăn nuôi gà, heo, bò được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh (gồm 49 cơ sở chăn nuôi gà, 21 cơ sở chăn nuôi heo, 1 cơ sở chăn nuôi bò).

Ngoài ra, ngành chăn nuôi tỉnh đã xây dựng được 6 xã thuộc huyện Gò Dầu được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà; 9 xã của huyện Bến Cầu được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng trên bò.

Bên cạnh đó, Chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thẩm định 31 dự án xây dựng với 54 nhà yến; nghiệm thu hoàn công 7 trang trại chăn nuôi heo, 3 trang trại chăn nuôi gà.

Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các địa phương tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, đã triển khai tiêm phòng đợt 1 năm 2024 được 28.830 liều vaccine phòng bệnh lở mồm long móng; 4.560 liều vaccine phòng bệnh dại; 443.920 liều vaccine cúm gia cầm; 282.500 liều Newcastle; 800 liều vaccnie viêm da nổi cục, đồng thời, thực hiện tiêm phòng bổ sung 161.008 liều vaccine các loại trên đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh hoặc nuôi mới.

Triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024, các trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố cấp phát 2.500 lít hoá chất sát trùng cho các hộ thực hiện phun xịt khu vực chăn nuôi và các chợ buôn bán gia cầm sống với tổng diện tích 4.700.000m2.

Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh, bệnh dịch tả heo châu Phi, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò…

Riêng bệnh dại, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 ca bệnh dại trên chó; 3 người tử vong do bệnh dại. Hiện tình hình bệnh dại diễn biến phức tạp, khó lường trên cả nước.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y – thủy sản; hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm động vật; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên động vật.

Thực hiện: Minh DươngNguồn: https://baotayninh.vn/chu-dong-phong-chong-dich-benh-tiep-tuc-duy-tri-va-phat-trien-chan-nuoi-a174049.html

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng